Trồng rau sạch góp phần tạo cảnh quan xanh mát môi trường, đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm sạch cũng như mang đến không gian học tập, rèn các kỹ năng sống cho trẻ. Xác định được những giá trị thiết thực này, cô trò lớp Mẫu giáo ghép 3-4 tuổi trung tâm trường Mầm non Hoa Ban rất chú trọng thực hiện chăm sóc, cải tạo vườn rau trong trường. Việc cải tạo chăm sóc vườn rau là một hoạt động hết sức quan trọng, nhằm xây dựng không gian cho bé khám phá trải nghiệm môi trường xung quanh, quan sát tìm hiểu rõ hơn về các loại rau và lợi ích của chúng đem lại cho con người.
Giáo dục con trẻ hình thành thói quen rửa tay, rửa mặt là một việc làm vô cùng quan trọng, giúp ngăn ngừa và phòng tránh lây lan bệnh tật. Vậy rửa tay, rửa mặt như thế nào mới chuẩn? Sau đây, bài viết sẽ chia sẻ 6 bước rửa tay đảm bảo diệt khuẩn hoàn toàn trên tay bé.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã từng công bố kết quả cứ 20 giây trôi qua lại có một trẻ em
trên thế giới bị chết vì điều kiện vệ sinh yếu kém. Do đó, cách rửa tay sạch bằng xà bông là phương pháp vệ sinh cá nhân cho trẻ rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả thiết thực.
Một nghiên cứu được công bố bởi Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) thì rửa tay bằng xà phòng có thể làm giảm 50% tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy vốn là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi
Ngoài ra rửa tay và vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh về phổi, chàm, ghẻ, nhiễm trùng, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và tránh lan truyền dịch bệnh. Chính vì thế, việc chỉ rửa tay bằng nước không là chưa đủ, chúng ta cần rửa tay đúng cách.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói:“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan". Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, trẻ em cần được chăm sóc, được bảo vệ, được yêu thương và được đến trường. Trong suốt thời gian từ 7h00 đến 17h00 hàng ngày, chắc chắn khi các bậc phụ huynh đưa con đến trường không khỏi quan tâm lo lắng rằng “ Ở trường con mình được cô giáo dạy dỗ như thế nào? Được học, được chơi gì? Ăn, ngủ ra sao?...”. Cũng giống như các trường mầm non khác, một ngày ở trường Mầm non Hoa Ban xã Háng Lìa các con được tham gia vào rất nhiều các hoạt động: Các bé được học, được chơi, được sự chăm sóc tận tình của các cô qua các giờ ăn, ngủ, vệ sinh, thông qua việc chơi, giao tiếp và các việc làm phù hợp với lứa tuổi dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Trong suốt thời gian này bé được các cô giáo chăm sóc và tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, rèn nề nếp một cách nhịp nhàng, phù hợp, đảm bảo đúng theo chương trình giáo dục thời gian biểu đúng theo chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo đã quy định. Để tìm hiểu rõ hơn mời các bậc phụ huynh cùng theo dõi thời gian hoạt động một ngày của bé khi ở trường:
* Đón trẻ - Chơi - Thể dục sáng - Điểm danh: Sáng ngủ dậy các bé được ông, bà, bố mẹ đưa đến trường cùng cô và các bạn. Thời điểm này phụ huynh trao đổi với cô giáo tình hình sức khoẻ ở nhà của bé. Đây cũng là lúc các bé được cô giáo dạy chào hỏi lễ phép với người thân, cô giáo và bạn bè. Sau đó các bé được chơi những đồ chơi, trò chơi theo ý thích của trẻ như: trò chơi dân gian, trò chơi lắp ghép, đọc đồng dao, ca dao, hát múa
Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học hiểu biết được tầm quan trọng đó cô giáo Vừ Thị Bầu trực tiếp đứng lớp giảng dạy các bé lớp Mẫu giáo ghép tại điểm bản Háng Tây trường mầm non Hoa Ban đã thường xuyên tổ chúc các trò chơi bổ ích để các con được chơi, được tìm hiểu khám phá đặc biệt là các trò chơi dân gian được cô Bầu chú trọng để trẻ biết được cội nguồn. Vì thế hệ trẻ bây giờ được tiếp xúc với mạng xã hội thông tin đại chúng phát triển nên hầu như trẻ ít được chơi các trò chơi dân gian mà thay vào đó là tivi, điện thoại, chơi game làm mai một đi nét văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc.
Trò chơi “Hái quả”, để chơi được trò chơi này yêu cầu có rổ đựng quả, có bảng bàn chân, có vật cản và có cây quả. Trò chơi này không giới hạn người chơi. Tuy nhiên cần có sân chơi đủ chỗ cho tất cả trẻ vì trò chơi phải chạy nhảy. càng nhiều người chơi thì không gian càng rộng và ngược lại.
Bàn giao công trình điểm trường Mầm non bản Tìa Mùng, xã Háng Lìa, huyện Điện Biên Đông
Mỗi khi Tết đến, Xuân về, cây cối lại đâm chồi nảy lộc, lòng mỗi người phơi phơi đón mùa Xuân về và không quên hưởng ứng phong trào “trồng cây xanh” theo lời dạy của Bác.
Lẽ thường, mùa Xuân là mùa bắt đầu của một năm, thời tiết ấm áp muôn hoa đua nở, cây cối tốt tươi chứ không còn nghèo nàn, khẳng khiu như mùa đông giá lạnh nữa. Thời tiết thuận lợi, kèm theo có những cơn mưa Xuân đầu mùa là thời điểm thích hợp để trồng cây xanh, trồng cây vào mùa Xuân cây cối sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển.
Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của cây xanh trong điều tiết môi trường sinh thái và môi trường sống của loài người. Nhìn rộng ra, không chỉ bó hẹp trong phạm vi trồng cây, lời căn dặn về “Tết trồng cây” càng trở nên có ý nghĩa sát thực hơn trong bối cảnh đất nước ta đang là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đối khí hậu.
Từ lâu, câu thơ của Bác Hồ đã thấm sâu vào tâm trí của hàng triệu trái tim con người Việt Nam, kể từ đó cho tới nay, đã thành một truyền thống tốt đẹp, mỗi dịp Xuân về là “Tết trồng cây” thực sự trở thành ngày hội của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trồng cây, gây rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Truyền thống đó đã mang lại giá trị thực tiễn, góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường, nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường như hiện nay.
Bác Hồ đã nhiều lần khẳng định rằng, phong trào “Tết trồng cây” góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao đời sống nhân dân.
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non không những giúp trẻ có thể rèn luyện trẻ chất mà còn vận dụng một cách linh hoạt trong các tình huống.để trẻ có thể phản xạ một cách nhanh nhạy,rèn luyện khả năng phán đoán và tư duy logic một cách hiệu quả.cùng tìm hiểu thêm các trò chơi dân gian thú vị cho trẻ .
Các trò chơi dân gian đã góp phần hình thành nên một phương pháp giáo dục thông minh hơn ,Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà nó còn chứa đựng văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo ,Trò chơi dân gian không những nâng cánh cho tâm hôn trẻ ,giúp trẻ phát triển khả năng như tư duy,sáng tạo,khéo léo mà con giúp trẻ hiểu về tình bạn ,tình yêu gia đình ,quê hương đất nước …Những trò chơi đơn giản,âm điệu vui tươi,sống động nhí nhảnh gần gũi với cuộc sống giúp trẻ thêm hào hứng học tập và sống hồn nhiên hơn .Mặt khác các trò chơi dân gian thường diễn ra ngoài trời sẽ đưa trẻ gần gũi với thiên nhiên,trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu quan sát môi trường tự nhiên hơn.Trò chơi dân gian còn góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.sau đây là giờ chơi trò chơi bịt mắt bắt dê của lớp Mẫu giáo ghép 3 -4 tuổi trung tâm trường mầm non hoa ban xã háng lìa huyện Điện Biên Đông tỉnh Điên Biên.
Môi trường giáo dục là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ. Để có một môi trường giáo dục tốt chuyên nghiệp, trường mầm non Hoa Ban luôn chú ý đến cảnh quan khuôn viên trường lớp, đảm bảo cho trẻ một môi trường an toàn, xanh sạch đẹp, hấp dẫn trẻ giúp trẻ hoạt động tích cực, đáp ứng nhu cầu học mà chơi chơi mà học của trẻ. Hàng ngày bên cạnh những giờ trẻ hoạt động trong lớp, trẻ còn được ra sân vui chơi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, tham quan dạo chơi đặc biệt là hoạt động vệ sinh nhặt lá vàng rơi trên sân trường.
Trong buổi Lễ Khai xuân, toàn thể giáo viên, nhân viên nhà trường được giao lưu các tiết mục văn nghệ, trao đổi học hỏi lẫn nhau, đảm bảo môi trường đoàn kết, thắm tình yêu thương. Ngoài ra, Các phòng học được các cô quét dọn, bàn ghế được lau chùi cẩn thận, đồ dùng học tập được sắp xếp gọn gàng. Khuôn viên sân trường cũng được vệ sinh kỹ lưỡng, cây xanh được chăm sóc, bếp ăn và các khu vực chức năng đều được kiểm tra, sắp xếp lại để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các bé. Việc tổng vệ sinh không chỉ là nhiệm vụ thường niên sau kỳ nghỉ dài mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự tận tâm và tình yêu nghề của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên. Một môi trường học tập sạch đẹp, ngăn nắp không chỉ giúp trẻ cảm thấy thoải mái mà còn tạo tiền đề để các hoạt động giáo dục diễn ra hiệu quả ngay từ những ngày đầu năm mới.
Để tạo cho trẻ có một môi trường vui chơi học tập ngoài trời thoải mái mát mẻ, an toàn, thân thiện đẹp mắt. Hôm nay, tại trung tâm trường chúng tôi đã tổ chức tham gia lao động, xới cỏ, trồng hoa, vườn rau, cây cảnh, cắt tỉa bớt cành và chăm sóc cây xanh, cây ăn quả. Nhằm tạo cho trẻ những buổi tham quan, quan sát, trải nghiệm vui chơi ngoài trời gần gũi, thiết thực và bổ ích. Có được môi trường “Xanh- sạch - đẹp” mang màu sắc riêng. Đặc biệt, thu hút được sự yêu thích của trẻ trong các hoạt động, trẻ được trải nghiệm và vui chơi, an toàn, thú vị, giúp trẻ càng thêm yêu quý trường lớp, cô giáo, bạn bè, giúp cho trẻ có cảm giác "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui ", tạo cho phụ huynh niềm tin yêu khi gửi con tới trường. Khi xây dựng tạo cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp học chúng tôi luôn đặc biệt chú trọng thiết kế môi trường giáo dục phù hợp với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Các cô giáo của điểm bản Trống Dình đã tổ chức cho các cháu trải nghiệm làm vườn rau ngay tại vườn trường. Một không khí lao động của các nhà tí hon diễn rất vui vẻ, náo nhiệt. Các cô cho bé biết tên các loại rau trong vườn, cho bé biết nhổ cỏ, biết tưới nước cho cây... Vườn phải có hàng rào để gà, chó khỏi vào phá vườn rau. Từng nhóm các bé làm các công việc của một người trồng rau theo sự hướng dẫn của các cô. Được thỏa sức làm việc và hòa mình vào thiên nhiên và không khí chan hòa của trời đất làm các bé say sưa với công việc. Tiếng cười nói và reo lên thích thú của các bé khi trải nghiệm trong vườn rau làm các cô giáo thấy vui vui trong lòng.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, thông qua hoạt động vui chơi trẻ được ‘‘Học mà chơi - Chơi mà học’’. Đặc biệt hoạt động chơi ngoài trời trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Khi được ra hoạt động ngoài trời trẻ không những được hít thở không khí trong lành mà còn mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời, trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của bản thân. Từ đó tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn, phấn khởi, vui nhộn, tâm lý thoải mái và hứng thú với môi trường tự nhiên, đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn hơn có nhiều kỹ năng trong cuộc sống.
Hoạt động tổ chức cho trẻ ăn trưa ở trường mầm non Hoa Ban là một việc làm vô cùng quan trọng. Qua mỗi bữa ăn trưa giúp cho trẻ học được cách cư xử, sắp xếp cuộc sống và đặc biệt là được cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não. Bữa trưa được sắp xếp khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Giúp cho trẻ có đủ năng lượng cho một ngày học tập và vui chơi. Bên cạnh đó một ngày ăn 2 bữa, 1 bữa chính và 1 bữa phụ. Cách tổ chức bữa ăn cho trẻ góp phần làm trẻ hứng thú, ngon miệng với bữa ăn và dễ dàng ăn hết suất ăn của trẻ. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn, việc vệ sinh trước, trong và sau khi ăn cũng có phần rất quan trọng trong việc hình thành thói quen cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách sau này của trẻ.. Tổ chức ăn, ngủ, vệ sinh cho trẻ theo đúng quy định của chương trình giáo dục mầm non là rất cần thiết để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn, việc vệ sinh trước, trong và sau khi ăn cũng có phần rất quan trọng trong việc hình thành thói quen cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách sau này.
Đối với trẻ nhà trẻ có lẽ là giờ hoạt động thú vị nhất, khi đó trẻ được thể hiện khả năng, sự sáng tạo của mình. Hoạt động với đồ vật đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển thẩm mĩ cho trẻ, giúp cho sự phát triển toàn diện.
Giờ hoạt động với đồ vật: Đối với trẻ có lẽ là giờ hoạt động thú vị nhất, khi đó trẻ được thể hiện khả năng, sự sáng tạo của mình. Hoạt động với đồ vật đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển thẩm mĩ cho trẻ, giúp cho sự phát triển toàn diện. Ngoài ra với những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương gần gũi, dễ tìm, dễ làm ( từ nắp chai, hột hạt lon nhựa,…)
Như chúng ta đã biết hoạt động lao động là một loại hoạt động nhằm tạo ra những sản phẩm có ích cho xã hội, những giá trị vật chất và tinh thần cần thiết cho loài người. Đó chính là hình thức hoạt động cơ bản của người lớn, nó đòi hỏi những điều kiện thể lực và tâm lý cao. Những phẩm chất tâm lý của người lao động chưa thể có được ở tuổi mầm non nhưng những tiền đề của chúng đang được hình thành ở lứa tuổi này. Việc hình thành những tiền đề cần thiết cho hoạt động lao động ở lứa tuổi mầm non lại được diễn ra theo con đường đặc biệt, chủ yếu ở bên ngoài việc thực hiện nhiệm vụ lao động
*Vai trò, tầm quan trọng của giáo dục lao động đối với trẻ mầm non
Trẻ mầm non rất dễ có hứng thú với lao động từ những việc đơn giản như thu dọn đồ chơi hay tự bỏ quần áo bẩn vào chậu hay đi giày dép, tự rửa ca… trẻ thường làm với thái độ rất tích cực. Trong các giờ học như hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động học… ngoài việc tổ chức cho trẻ thu dọn dụng cụ học tập, lau dọn các góc chơi, các cô còn tổ chức cho trẻ nhặt cỏ ở bồn hoa, tưới cây, lau lá. Cô luôn tạo cơ hội cho trẻ tự lựa chọn và giải quyết những công việc trẻ thích. Biết được tầm quan trọng của việc cho trẻ cho trẻ lao động có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ nên tại điểm trường lớp MGG Trung Tâm Trường Mầm Non Hoa Ban do cô giáo Mai phụ trách giảng dạy. Cô đã tổ chức cho trẻ được trải nghiệm công việc nhổ cỏ, nhặc rác ở vườn hoa, quét dọn lau chùi góc thư viện, phiên chợ của bé. Qua hoạt động lao động nhặt cỏ tại vườn hoa, quét, lau dọn góc thư viện, phiên chợ vùng cao đã tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, rèn kĩ năng lao động tự phục vụ cho trẻ ở trường mầm non là việc làm hết sức quan trọng vì lao động phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất, nó sẽ giúp cho trẻ hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức và tính tự lập sau này.
Hoạt động tổ chức giờ ăn là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với trẻ ở trường mầm non. Một chế độ dinh dưỡng tốt ngay từ khi còn nhỏ sẽ là nền tảng cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần mà chỉ có khi trưởng thành mới có thể biết được. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn, việc vệ sinh trước, trong và sau khi ăn cũng có phần rất quan trọng trong việc hình thành thói quen cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách sau này. Việc tổ chức bữa ăn sao cho hợp lý, đúng cách cũng sẽ góp phần làm trẻ hứng thú, ngon miệng với bữa ăn và dễ dàng ăn hết xuất của trẻ. Đối với trẻ 5 tuổi, trẻ ở các bàn sẽ lần lượt thay nhau lấy cơm chia cho các bạn và đặc biệt chuẩn bị đồ dùng trong bữa ăn một cách đầy đủ và chu đáo. Khi trẻ được lao động, trẻ sẽ cảm thấy thích thú vì mình được tự tay làm được những việc ý nghĩa, trẻ sẽ cảm thấy ăn ngon miệng hơn.... Đối với trẻ mầm non, việc tổ chức bữa ăn của trẻ không chỉ đơn giản là thời gian tổ chức hoạt động ăn với các bước thực hiện tiêu chí an toàn, sạch sẽ, tạo bầu không khí giúp trẻ ăn hết suất. Bên cạnh đó trong mỗi hoạt động ăn tại trường mầm non là cơ hội để trẻ thể hiện và rèn luyện kĩ năng sinh hoạt văn minh. Hiểu được như vậy thì việc tổ chức cho trẻ ăn trưa tại trường mầm non Hoa Ban được coi là công việc hàng ngày và thường xuyên của cô giáo.
Hoạt động chơi ở các góc trong trường mầm non là phương tiện phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất. Trẻ em đến trường không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập mà quan trọng nhất là được vui chơi… Không những thế thông qua Chơi, hoạt động ở các góc hằng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè, cộng đồng làm cho thế giới xung quanh của các bé đẹp hơn và rộng lớn hơn. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, vì vậy là giáo viên mầm non chúng tôi luôn chú trọng sắp xếp và tổ chức các góc chơi một cách khoa học để lôi cuốn trẻ tham gia chơi. Chơi, hoạt động ở các góc là một hoạt động không nhằm tạo ra sản phẩm mà chỉ để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Trẻ chơi, hoạt động ở các góc là một hoạt động độc lập tự do và tự nguyện của trẻ: Trẻ tự nghĩ ra dự định và cũng tự mình tiến hành điều khiển trò chơi. Nội dung chơi của trẻ phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh. Bên cạnh đó, mặc dù chơi, hoạt động ở các góc là hoạt động của trẻ nhưng vẫn cần có sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo. Cô giáo phải đóng vai trò là người bạn lớn của trẻ trong suốt quá trình trẻ chơi. Trẻ tham gia vào các góc chơi ở lớp như: Góc phân vai; Góc Xây dựng; Góc học tập- Khám phá( Toán – chữ cái) Góc nghệ thuật (Âm nhạc - Tạo hình); Góc thiên nhiên.
Tạo cảnh quan môi trường “xanh- sạch-đẹp” mà từ vườn rau sạch này sẽ giúp cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn hằng ngày của trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời đây cũng chính là những buổi ngoại khóa giúp các con có những trải nghiệm thực tế trong quá trình học tập, vui chơi. Trồng rau sạch được triển khai tại trường mầm non thì hầu hết đã nhận được đánh giá rất cao từ các phụ huỵnh. Bởi vì mô hình này sẽ giúp cho các con không chỉ được ăn rau sạch, an toàn đảm bảo cho sức khỏe và còn được học tập, vui chơi bên những luống rau xanh tốt, an toàn.
Hoạt động nhận biết – phân biệt là một trong những hoạt động giáo dục trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, nhận biết về môi trường xung quanh và bước đầu hình thành biểu tượng toán sơ đẳng, dễ dàng nhận biết và có cách thức, hành vi ứng xử phù hợp khi tiếp xúc với các đối tượng. Do vậy, hình thành kĩ năng nhận biết phân biệt cho trẻ 24 – 36 tháng là một trong những nhiệm vụ giáo dục phát triển nhận thức của giáo viên mầm non. Trẻ nhận biết – phân biệt được dễ dàng hơn, cũng giúp lồng ghép việc phát triển ngôn ngữ (tập nói), làm quen với mỗi trường xung quanh (củng cố nhận biết các đối tượng), và hình thành biểu tượng toán (hình dạng, kích thước, màu sắc, … của hai đối tượng cho trẻ. Hoạt động nhận biết ở lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng là một hoạt động giúp trẻ biết thêm được nhiều điều mới mẻ và hình thành nên tình yêu về thế giới xung quanh của trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ vô cugng thích thú khi tham gia vào tiết dạy nhận biết, vì ở đó trẻ được biết thêm về những loại rau củ mà trẻ được ăn, được tìm tòi và thể hiện những điều hiểu biết của cá nhân trẻ về thế giới gần gũi vốn rất đáng yêu và ngộ nghĩnh với trẻ.
Ở lứa tuổi nhà trẻ, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, thông qua hoạt động vui chơi trẻ được ‘‘Học mà chơi - Chơi mà học’’. Đặc biệt hoạt động chơi ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Khi được ra hoạt động ngoài trời trẻ không những được hít thở không khí trong lành mà còn mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời, trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của bản thân. Từ đó tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn, phấn khởi, vui nhộn, tâm lý thoải mái và hứng thú với môi trường tự nhiên, đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn hơn có nhiều kỹ năng trong cuộc sống.