Dạy tăng cường tiếng việt cho trẻ bước vào lớp 1 tại lớp MGG Tìa Mùng

Thứ sáu - 13/05/2022 11:09
Như chúng ta đã biết con người là vốn quý của xã hội, nhân tố con người sẽ quyết định cho mọi thắng lợi tương lai, bởi vậy việc dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiếu số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, để  tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh, hạn chế được cho trẻ nói tiếng mẹ đẻ, đảm cho trẻ có những kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để giao tiếp hằng ngày, giúp trẻ phát triển toàn diện về “ Đức- trí- thể- mĩ- lao. Những con người bé nhỏ, hồn nhiên, trong sáng hôm nay thì mai sau sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì thế, ngay từ  bây giờ chúng ta phải quan tâm và đầu tư một cách khoa học để cung cấp cho trẻ vốn tiếng Việt ban đầu để trẻ có hội  phát triển tốt hơn
Dạy tăng cường tiếng việt cho trẻ bước vào lớp 1 tại lớp MGG Tìa Mùng
         Như chúng ta đã biết con người là vốn quý của xã hội, nhân tố con người sẽ quyết định cho mọi thắng lợi tương lai, bởi vậy việc dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiếu số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, để  tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh, hạn chế được cho trẻ nói tiếng mẹ đẻ, đảm cho trẻ có những kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để giao tiếp hằng ngày, giúp trẻ phát triển toàn diện về “ Đức- trí- thể- mĩ- lao. Những con người bé nhỏ, hồn nhiên, trong sáng hôm nay thì mai sau sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì thế, ngay từ  bây giờ chúng ta phải quan tâm và đầu tư một cách khoa học để cung cấp cho trẻ vốn tiếng Việt ban đầu để trẻ có hội  phát triển tốt hơn.
        Theo quan điểm của Đảng ta, mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Chăm lo cho con người được xem là thước đo sự phát triển, tính nhân văn của mỗi quốc gia, vậy nhà trường, gia đình quan tâm đến trẻ là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Tiếng Việt giữ vai trò rất quan trọng. Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ quốc gia, là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và các cơ sở giáo dục từ mầm non cho đến đại học.
        Việc chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một ở trường phổ thông là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục Mầm Non nói chung và trường Mầm non nói riêng. Trong đó việc chuẩn bị ngôn ngữ tiếng Việt là vấn đề vô cùng quan trọng bởi vì ngôn ngữ có chức năng làm công cụ trong tư duy của trẻ, công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm và là phương tiện giao tiếp của các thành viên trong xã hội. Việc đầu tiên cần làm khi muốn dạy tiếng Việt cho trẻ là cho con nhận biết mặt chữ
      Thực tế cho thấy trẻ Mầm non nói riêng và học sinh các cấp học khác nói chung của trẻ vùng dân tộc thiểu số nhất là trẻ ở lớp MGG bản Tìa Mùng trẻ sống trong môi trường giao tiếp phần lớn bằng tiếng mẹ đẻ, môi trường tiếng Việt hạn hẹp, trẻ có thói quen giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ là chủ yếu. Nên chất lượng của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tiếng Việt. Trẻ nào hiểu được tiếng Việt thì khả năng hiểu biết cũng như diễn đạt đầy đủ các câu từ tiếng Việt sẽ tốt hơn. Do đó, trên lớp cô giáo đã xây dựng môi trường tăng cường tiếng việt cho trẻ ở trong lớp và ngoài lớp học bằng cách: viết chữ cái dán xung quanh lớp học, nhà chời, qua các hoạt động giáo dục làm quen chữ cái, hoạt động đón trả trẻ, chơi ngoài trời, chơi tự do, đồ dùng đồ chơi của trẻ có chữ chú thích về các loại đồ dùng đồ chơi gần gũi trẻ, ví dụ: cái cày, lu cở, túi xách, cái mũ, quả chuối... cho trẻ quan sát một bức tranh đồ vật/ con vật, trên đó có ghi tên đồ vật/ con vật và bảo trẻ tìm ra chữ cái mà cô giáo muốn. Ngoài ra cũng có thể để trẻ đọc từng chữ cái có trên hình. Để ghi nhớ tốt, việc học đi học lại là rất quan trọng. Sau khi học được một lượng kiến thức vừa đủ, hãy có một bài ôn tập để ôn lại tất cả những gì đã học để trẻ nhớ lâu hơn. Thông qua các hoạt động làm quen với chữ tiếng việt thông qua các hoạt giúp trẻ phát triển được tiếng việt một cách dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao
           Dưới đây là một số hình ảnh cô và trẻ lớp MGG ghép Tìa Mùng trường mầm non hoa ban, xã Háng Lìa học thông qua các hoạt động
 
z3409860987489 38f0f31cb71b24f905a7faacdcfb4e5b
 
z3410489904683 4c9dfbc9cbd03ad16a2ce60957c6e5d2
 
z3410489911304 1614be7e6223508cd3e66c26e0dd9563
 
z3410489897185 50f55f17be55aa9069203241cfe87b40
 
z3409860833568 c7978e27f2155af2a0d1a622960af22a
 
z3409860904465 2510922612052cb9b96291b0666fcf19

Tác giả bài viết: Trường mầm non Hoa Ban

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính