1. Hạn chế tiếp xúc bề mặt, giọt bắn:
Vào thời tiết mùa đông xuân là thời điểm tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường. Chính vì thế, đây chính là môi trường làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho người, lây lan trong cộng đồng và bùng phát về các bệnh truyền nhiêm.
Cũng tương tự với các loại virus khác là loại bệnh lây truyền qua 2 đường chính là đường tiếp xúc ở bề mặt vật dụng và giọt bắn. Bởi vậy, để phòng bệnh COVID-19 phải đảm bảo cho môi trường sạch sẽ, giảm bớt về các vấn đề tiếp xúc về bề mặt ở trong phòng, nơi này sinh hoạt của các em bé cần phải tiệt trùng, lau chùi thật sạch sẽ.
Nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các vận dụng, đồ chơi của trẻ trong nhà hoặc những vị trí như tay nắm của cửa bằng các loại chất cồn hoặc dung dịch sát khuẩn nhằm loại bỏ vết bẩn cũng như vi khuẩn, virus nhằm hệ chế các sự lây nhiễm của COVID-19.
Điều nữa, giọt bắn, nếu người lớn vô tình ôm ấp, hôn trẻ có thể khiến cho tình trạng giọt bắn, người nhiễm bệnh sẽ lây cho các cháu, bởi vậy cần giảm bớt về các hành động đó.
Đặc biệt về vấn đề vệ sinh cá nhân là rất cần thiết, cha mẹ cần giữ gìn ấm cho trẻ vào thời tiết mùa đông. Giữ cho cơ thể mỗi khi thời tiết chuyển lạnh, ủ ấm cho trẻ khi đi xe máy, ra ngoài trời, làm việc ở ngoài trời, và ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm cần phải mặc đủ ấm. Thêm đó, bạn phải lưu ý giữ ấm cho bàn chân, bàn tay, ngực, phần cổ, đầu, nên cho trẻ súc miện bằng nước muối cho họng sạch sẽ đối với trẻ đã lớn.
2. Đảm bảo cho môi trường thông thoáng, dinh dưỡng đầy đủ:
Khi chăm sóc trẻ tại nhà, cha mẹ cần chú ý tới môi trường sinh hoạt của trẻ luôn sạch sẽ, thông thoáng. Hàng ngày nên mở cửa sổ hoặc cửa phòng từ 2-3 lần, đặc biệt là lúc trời nắng nên kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng, nhằm đảm bảo không khí ở trong phòng luôn được lưu thông.
Nên tránh cho trẻ chơi ở ngoài trời quá lâu khi thời tiết chuyển mùa như thời điểm hiện nay, bởi khiến cho trẻ sẽ bị suy giảm về đường hô hấp, dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn tấn công mạnh. Thường xuyên tập thể dục.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh: Để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn, cha mẹ cần đảm bảo bé có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý như cho trẻ uống đủ nước; bổ sung các thực phẩm giàu protein: trứng, thịt, cá,... để tăng sức đề kháng cho trẻ; tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như: tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc,... không chỉ cung cấp đầy đủ chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ chống lại những vi rút gây bệnh; bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ. Đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, đúng giờ; rèn luyện cơ thể thường xuyên; tắm nắng để hấp thụ vitamin D...Ngoài ra, cũng cần lưu ý giữ ấm cho trẻ, khi thời tiết chuyển lạnh, cha mẹ chú ý luôn để bé ăn mặc đủ ấm, đi tất, gang tay, quàng khăn và đặc biệt là đeo khẩu trang.
Nếu trẻ có những biểu hiện về nhiễm khuẩn đường hô hấp như: ho, hắt hơi, chảy mũi,…. Kèm theo các tiền sử có tiếp xúc với người nghi ngờ nghiễm COVID-19 thì cần đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời.
Đối với người cần chăm sóc trẻ nhỏ cần hạn chế đi lại nơi đông người, hạn chế đi vào những vùng công bố dịch hoặc đã có người nhiễm COVID-19. Khi tiếp xúc với người bị ốm cần phải đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, mỗi lần tối thiểu 20 giây.
3. Khi trẻ đi học, phòng COVID-19 như thế nào?
Với những trẻ đi học thì gia đình và nhà trường tập cho trẻ có ý thức vệ sinh cá nhân như rửa tay, rửa tay tại nhà, rửa tay khi đến trường và sau khi chơi các đồ chơi, có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối hoặc các loại nước súc miệng chuyên dùng để làm sạch cổ họng, biết cách xử lí khi ho, hắt hơi,....
Mặc dù việc đeo khẩu trang với trẻ nhỏ là rất khó khăn, nhưng cha mẹ, các cô giáo cần động viên trẻ, hướng dẫn cho trẻ về cách làm đúng.
Nhà trường luôn đảm bảo việc khử trùng, giữ vệ sinh lớp học nhằm tránh các nguồn dịch bệnh lân lan bằng cách: vệ sinh, sát khuẩn các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ của trẻ. Hạn chế tiếp xúc đông người, nên chia nhỏ theo nhóm bởi tập trung đông học sinh thì mật độ lây lan, nhiễm trùng cao hơn so với bình thường.
Tất cả các gia đình có con ốm nên cho trẻ nhỏ ở nhà tránh bị lây nhiễm sang cộng đồng. Thêm vào đó với chế độ dinh dưỡng cũng khá quan trọng, bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ nhỏ giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Tóm lại, để chống lại dịch bệnh Covid-19, cha mẹ cần lưu ý việc chăm sóc trẻ tại nhà như: giữ vệ sinh môi trường trong và quanh nhà, vật dụng, đồ chơi của trẻ; cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý... Cha mẹ cần tập cho trẻ ý thức rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chạm vào các vật dụng công cộng, sau khi chơi đồ chơi… Đặc biệt, việc giữ cho trẻ nhỏ thường xuyên đeo khẩu trang; cần khích lệ, động viên và hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách. Đồng thời, cha mẹ cần kiểm tra thân nhiệt cho trẻ hàng ngày, để biết cách chăm sóc trẻ tốt hơn. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện không bình thường về sức khỏe, cha mẹ cần báo cáo cơ sở y tế gần nhất để được khám và có biện pháp xử lý kịp thời.