GIỜ NGỦ TRƯA CỦA CÁC BÉ LỚP MGG HUỔI TỐNG B
Giấc ngủ là một hiện tượng sinh lý, một nhu cầu tự nhiên của con người. Đối với trẻ mầm non, nhu cầu ngủ của các con rất cao, khoảng 10 đến 12 giờ một ngày. Giác ngủ trưa chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, khoảng 1/5 so với giấc ngủ đêm nhưng lại vô cùng cần thiết. Sau một buổi sáng với rất nhiều hoạt động được tham gia như: thể dục sáng, học, chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc...tiêu tốn khá nhiều năng lượng của trẻ thì khoảng thời gian ngủ trưa chính là thời điểm lý tưởng nhất với trẻ vì nó không những đem đến cho trẻ nguồn sức khỏe dồi dào mà còn đem đến cho trẻ tinh thần sảng khoái để tiếp thêm nguồn năng lượng cho các hoạt động buổi chiều.

Muốn tạo được một giấc ngủ ngon cho trẻ thì giáo viên phải chuẩn bị các hoạt động giúp các con dễ đi vào giấc ngủ: sắp xếp phòng ngủ gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Trời nóng luôn có quạt, điều hòa giúp các con cảm thấy dễ chịu, có một giấc ngủ ngon. Trời lạnh có rèm che kín gió, điều hòa nóng, chăn ấm đưa các con vào giấc ngủ sâu. Bên cạnh đó, trước giờ ngủ mỗi ngày, các cô luôn đưa ra các hình thức khác nhau để các con ngủ ngon giấc: kể chuyện cổ tích cho trẻ, nghe nhạc nhẹ không lời, các làn điệu dân ca, các bài hát ru vùng miền...

Thông qua giờ ngủ trưa, trẻ được củng cố thêm một số kỹ năng lao động tự phục vụ và giáo dục giới tính. Các bé được luân phiên tham gia trực nhật chuẩn bị giờ ngủ cùng cô như: trải chiếu, kê đệm, xếp gối giúp đôi bàn tay trở nên khéo léo và linh hoạt. Khi ngủ, các con được sắp xếp nằm riêng theo dãy bạn trai và bạn gái nhằm giáo dục cho các con ý thức về giới tính. Việc tổ chức tốt giờ ngủ trưa cho trẻ sẽ giúp các con tràn đầy năng lượng, sảng khoái và có một tinh thần thoải mái để tham gia vào các hoạt động tiếp theo trong ngày Bàn tay nhà giáo để cầm phấn viết những dòng chữ mềm mại nhưng đối với cô giáo mầm non, bàn tay như chưa hề có phút ngơi nghỉ để chăm trẻ từ miếng ăn, giấc ngủ, cho đến dạy trẻ kiến thức, kỹ năng… Nhưng để cảm nhận được “quả ngọt” từ nghề, các cô phải chắt chiu từng niềm vui, nỗi buồn. “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”.

Để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu, người giáo viên mầm non không ngừng học tập nâng cao trình độ, tu dưỡng và rèn luyện để trang bị cho bản thân mình những kiến thức cơ bản, nhằm chăm sóc giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện. Muốn trẻ phát triển toàn diện không chỉ có kiến thức là đủ, mà cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác. Mà trong đó tôi thấy yếu tố chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non là việc cần được quan tâm hàng đầu. Trẻ ở lứa tuổi mầm non cơ thể bắt đầu phát triển nhanh, mạnh về thể chất và tinh thần. Như chúng ta đã biết giấc ngủ đối với con người là vô cùng quan trọng, nhất là đối với trẻ lứa tuổi mầm non. Bởi sau mỗi giấc ngủ tinh thần của trẻ sẽ được sảng khoái hơn, chức năng hoạt động của các cơ quan thần kinh được phục hồi. Nên mỗi chúng ta, đặc biệt là các cô giáo mầm non cần phát huy tốt vai trò là người mẹ thứ hai của trẻ, chu đáo với trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Nếu trẻ đến trường chỉ được ăn no, học hành và vui chơi thì chưa đủ, mà trẻ cần phải được các cô giáo hướng dẫn, tổ chức cho trẻ ngủ đủ giờ và đủ giấc. Đồng thời cần rèn cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ. Như vậy cơ thể trẻ sẽ được khoẻ mạnh, hoạt động vui chơi tích cực và học tập tiếp thu bài tốt. Biết được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ cho nên việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ trong trường mầm non là vô cùng cần thiết. Có như vậy chúng ta mới có những chủ nhân tương lai thật khỏe mạnh, thông minh và sáng tạo. Giấc ngủ là nhu cầu sinh lý của cơ thể khi làm việc kéo dài và căng thẳng tế bào thần kinh sẽ mệt mỏi và suy kiệt, thậm chí có thể bị tổn thương hoặc biến loạn trầm trọng. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, trung ương thần kinh của trẻ còn rất yếu dễ bị mệt mỏi khi trẻ hoạt động nhiều mà không được nghỉ ngơi. Để có thể khôi phục lại trạng thái bình thường của các tế bào thần kinh, việc tổ chức giấc ngủ tốt cho trẻ là rất cần thiết, có ý nghĩa lớn đối với việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ.