VẤN ĐỀ TRẺ TỰ KỶ TRONG TRƯỜNG MẦM NON VÙNG CAO HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
- Chủ nhật - 13/10/2024 21:16
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tự kỷ là một tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài. Biểu hiện chung của bệnh tự kỷ bao gồm những khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực là kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành vi bất thường. Bên cạnh đó trẻ thường có rối loạn cảm giác. Nhiều trẻ tự kỷ có kèm theo tăng động và trí tuệ kém.
Bệnh tự kỷ trẻ em được cho là bệnh lý của não vì có rối loạn phát triển thần kinh (như có thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh) do có những gen bất thường.
Bệnh tự kỷ trẻ em được cho là bệnh lý của não vì có rối loạn phát triển thần kinh (như có thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh) do có những gen bất thường.
Tự kỷ là một tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài. Biểu hiện chung của bệnh tự kỷ bao gồm những khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực là kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành vi bất thường. Bên cạnh đó trẻ thường có rối loạn cảm giác. Nhiều trẻ tự kỷ có kèm theo tăng động và trí tuệ kém.
Bệnh tự kỷ trẻ em được cho là bệnh lý của não vì có rối loạn phát triển thần kinh (như có thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh) do có những gen bất thường. Tuy nhiên những vấn đề nêu trên vẫn đang là giả thuyết. Tỉ lệ chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên với tần suất gặp 1/100 trẻ, trong đó tự kỷ điển hình chiếm 16,8%. Trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần.
Biểu hiện của trẻ tự kỷ rất đa dạng như: kỹ năng giao tiếp xã hội, bất thường về ngôn ngữ (chậm nói, phát âm loạn xạ vô nghĩa, tiếp nhận thông tin ngôn ngữ kém). Bất thường về hành vi, thói quen, thích thu mình.... Một số trẻ lại có khả năng đặc biệt như giỏi về một loại hoạt động hoặc trí nhớ... Nói chung, trẻ tự kỷ ít hòa nhập được với bạn bè, giao tiếp khó khăn, tăng động hoặc giảm động.
Đối với trẻ tự kỷ ở vùng cao, khó khăn như các trường mầm non của huyện Điện Biên Đông nói chung và trường mầm non Hoa Ban - xã Háng Lìa nói riêng là một vấn đề rất khó khăn cho các bậc cha mẹ, nhà trường và giáo viên mầm non. Có thể thấy một số khó khăn như sau:
Sự phát hiện ra con em mình mắc chứng tự kỷ của các bậc cha mẹ ở các bàn làng là rất ít hoặc không hề phát hiện ra. Do họ không có ý niệm về bệnh tự kỷ, ít có thời gian dạy trẻ hoặc quan sát con em mình về biểu hiện và hành vi trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, họ có thể chỉ để con em mình tự hoạt động giao tiếp mà trẻ có được trong môi trường giao tiếp ở gia đình và làng bản một cách thụ động. Tuy rằng môi trường sống của trẻ ở vùng cao của huyện Điện Biên Đông có thể nói là khá lành mạnh, thường là giao hòa với thiên nhiên và trang lứa trẻ trong bản làng, việc xem ti vi, ít tiếp xúc với những loại hình hoạt động công nghệ nhưng bệnh tự kỷ của trẻ vẫn xảy ra. Đối với người giáo viên mầm non ở vùng cao huyện Điện Biên Đông với việc phát hiện và dạy dỗ trẻ tự kỷ thì có một số vấn đề như sau: phát hiện ra trẻ tự kỷ trong quá trình dạy dỗ và định hướng giáo dục phù hợp hầu như chưa thấy xảy ra. Nhiều lý do để họ chưa làm được điều này. Đó là kiến thức về bệnh tự kỷ và sự quan sát của cô đối với các trẻ có triệu chứng tự kỷ chưa thành thói quen. Do đó, sự trao đổi với nhà trường, tổ chuyên môn và nhất là đối với các cha mẹ của trẻ chưa được thành một hoạt động giáo dục thường xuyên.
Phải nói rằng, bệnh tự kỷ của trẻ em nói chung và trẻ em mầm non của huyện Điện Biên Đông nói riêng là loại bệnh khó chẩn đoán. Điều trị, chăm sóc cần thời gian dài đối với trẻ. Điều này đối với gia đình các trẻ ở vùng cao lại càng khó khăn hơn do nhiều điều kiện về địa lý, kinh tế, nhận thức. Trong môi trường học tập của trẻ mầm non huyện Điện Biên Đông hiện nay, vấn đề trẻ tự kỷ có lẽ cần phải được đưa ra để trở thành một nghiệp vụ sư phạm nhằm phát hiện và có hướng giáo dục phù hợp với trẻ và có biện pháp kết hợp với gia đình đề giúp trẻ dần dần. Tăng cường hiệu quả giáo dục trẻ tự kỷ trong môi trường học tập chung của các cháu.
Rất mong vấn đề trẻ tự kỷ ở cấp học mầm non ở huyện Điện Biên Đông được quan tâm nhiều hơn để nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục mầm non tốt hơn nữa.
Bệnh tự kỷ trẻ em được cho là bệnh lý của não vì có rối loạn phát triển thần kinh (như có thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh) do có những gen bất thường. Tuy nhiên những vấn đề nêu trên vẫn đang là giả thuyết. Tỉ lệ chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên với tần suất gặp 1/100 trẻ, trong đó tự kỷ điển hình chiếm 16,8%. Trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần.
Biểu hiện của trẻ tự kỷ rất đa dạng như: kỹ năng giao tiếp xã hội, bất thường về ngôn ngữ (chậm nói, phát âm loạn xạ vô nghĩa, tiếp nhận thông tin ngôn ngữ kém). Bất thường về hành vi, thói quen, thích thu mình.... Một số trẻ lại có khả năng đặc biệt như giỏi về một loại hoạt động hoặc trí nhớ... Nói chung, trẻ tự kỷ ít hòa nhập được với bạn bè, giao tiếp khó khăn, tăng động hoặc giảm động.
Đối với trẻ tự kỷ ở vùng cao, khó khăn như các trường mầm non của huyện Điện Biên Đông nói chung và trường mầm non Hoa Ban - xã Háng Lìa nói riêng là một vấn đề rất khó khăn cho các bậc cha mẹ, nhà trường và giáo viên mầm non. Có thể thấy một số khó khăn như sau:
Sự phát hiện ra con em mình mắc chứng tự kỷ của các bậc cha mẹ ở các bàn làng là rất ít hoặc không hề phát hiện ra. Do họ không có ý niệm về bệnh tự kỷ, ít có thời gian dạy trẻ hoặc quan sát con em mình về biểu hiện và hành vi trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, họ có thể chỉ để con em mình tự hoạt động giao tiếp mà trẻ có được trong môi trường giao tiếp ở gia đình và làng bản một cách thụ động. Tuy rằng môi trường sống của trẻ ở vùng cao của huyện Điện Biên Đông có thể nói là khá lành mạnh, thường là giao hòa với thiên nhiên và trang lứa trẻ trong bản làng, việc xem ti vi, ít tiếp xúc với những loại hình hoạt động công nghệ nhưng bệnh tự kỷ của trẻ vẫn xảy ra. Đối với người giáo viên mầm non ở vùng cao huyện Điện Biên Đông với việc phát hiện và dạy dỗ trẻ tự kỷ thì có một số vấn đề như sau: phát hiện ra trẻ tự kỷ trong quá trình dạy dỗ và định hướng giáo dục phù hợp hầu như chưa thấy xảy ra. Nhiều lý do để họ chưa làm được điều này. Đó là kiến thức về bệnh tự kỷ và sự quan sát của cô đối với các trẻ có triệu chứng tự kỷ chưa thành thói quen. Do đó, sự trao đổi với nhà trường, tổ chuyên môn và nhất là đối với các cha mẹ của trẻ chưa được thành một hoạt động giáo dục thường xuyên.
Phải nói rằng, bệnh tự kỷ của trẻ em nói chung và trẻ em mầm non của huyện Điện Biên Đông nói riêng là loại bệnh khó chẩn đoán. Điều trị, chăm sóc cần thời gian dài đối với trẻ. Điều này đối với gia đình các trẻ ở vùng cao lại càng khó khăn hơn do nhiều điều kiện về địa lý, kinh tế, nhận thức. Trong môi trường học tập của trẻ mầm non huyện Điện Biên Đông hiện nay, vấn đề trẻ tự kỷ có lẽ cần phải được đưa ra để trở thành một nghiệp vụ sư phạm nhằm phát hiện và có hướng giáo dục phù hợp với trẻ và có biện pháp kết hợp với gia đình đề giúp trẻ dần dần. Tăng cường hiệu quả giáo dục trẻ tự kỷ trong môi trường học tập chung của các cháu.
Rất mong vấn đề trẻ tự kỷ ở cấp học mầm non ở huyện Điện Biên Đông được quan tâm nhiều hơn để nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục mầm non tốt hơn nữa.