Tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lớp nhà trẻ Trống Dình
- Thứ sáu - 22/04/2022 21:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Như chúng ta đã biết trò chơi dân gian là một loại hoạt động văn hóa dân gian dành cho trẻ em, được lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đời khác nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục trẻ em một cách tinh tế nhẹ nhàng. Những trò chơi này được tổ chức nhằm tạo cho trẻ những cảm giác hứng thú, thoải mái, phát triển vận động kết hợp với lời nói.
Như chúng ta đã biết trò chơi dân gian là một loại hoạt động văn hóa dân gian dành cho trẻ em, được lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đời khác nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục trẻ em một cách tinh tế nhẹ nhàng. Những trò chơi này được tổ chức nhằm tạo cho trẻ những cảm giác hứng thú, thoải mái, phát triển vận động kết hợp với lời nói.
Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi mang tính giải trí, phát triển vận động mà còn có cả ý nghĩ giáo dục, phát triển trí tuệ của trẻ. Ngoài ý nghĩa phát triển ngôn ngữ, mở rộng mối quan hệ, rèn luyện kĩ năng, phát huy sự tự tin chủ động của trẻ thì nhiều trò chơi dân gian như trò chơi kéo cưa lừa xẻ,trò chơi chi chi chành chành,…hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vui chơi. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.
Đối với lứa tuổi mầm non, những trò chơi dân gian không những giúp rèn luyện thể chất mà còn giúp trẻ phát huy được tối đa khả năng phản xạ, phán đoán và cả tư duy logic… Thế nên, các cô giáo còn chờ gì nữa mà không hướng dẫn trẻ những trò chơi dân gian cực kỳ bổ ích này. Với trẻ lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, chiếm nhiều thời gian đối với trẻ. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được rèn luyện phát triển cơ thể, nhận biết về thế giới xung quanh, óc phán đoán, suy luận, khả năng quan sát nhanh nhạy, phát triển trí tuệ…Khi chơi trò chơi, trẻ thấy mình đang được vui chơi nên rất hào hứng và sôi nổi nhưng thực chất trẻ đang lĩnh hội được những kiến thức mà cô giáo mầm non cung cấp cho trẻ một cách tích cực và nhanh nhất.
Một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả mà chúng ta có sẵn đó là trò chơi dân gian sáng tạo cho trẻ mầm non đang được các cô giáo trong toàn trường tích cực tổ chức cho trẻ. Đây chính là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ. Qua đó, trẻ được phát triển tâm lý, thể lực, trí tuệ và nhân cách trong tương lai. Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non đặc thù là dụng cụ có thể tự làm, vật dụng dễ kiếm, không tốn kém, chơi được ở mọi lúc, mọi nơi. Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non như: Ô ăn quan, bịt mắt bắt dê… Cho đến các trò chơi kết hợp với hát đồng dao như: Nu na nu nống, thả đỉa ba ba, … Hiểu được tầm quan trọng của trò chơi dân giân đối với sự phát triển của trẻ, hàng ngày thông qua hoạt động chơi ngoài trời trò chơi dân gian chi chi chành chành và kéo cửa lừa xẻ được cô giáo lớp nhà trẻ 24-36 tháng lớp nhà trẻ Trống dình thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi trong ngày.
Ngoài việc tạo ra sân chơi bổ ích cho trẻ. Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non còn giúp các bé rèn luyện các kỹ năng trong cuộc sống, rèn luyện thể chất, tạo sự hòa đồng, thân thiện, đoàn kết… Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp trẻ hào hứng để học tập, tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi mang tính giải trí, phát triển vận động mà còn có cả ý nghĩ giáo dục, phát triển trí tuệ của trẻ. Ngoài ý nghĩa phát triển ngôn ngữ, mở rộng mối quan hệ, rèn luyện kĩ năng, phát huy sự tự tin chủ động của trẻ thì nhiều trò chơi dân gian như trò chơi kéo cưa lừa xẻ,trò chơi chi chi chành chành,…hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vui chơi. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.
Đối với lứa tuổi mầm non, những trò chơi dân gian không những giúp rèn luyện thể chất mà còn giúp trẻ phát huy được tối đa khả năng phản xạ, phán đoán và cả tư duy logic… Thế nên, các cô giáo còn chờ gì nữa mà không hướng dẫn trẻ những trò chơi dân gian cực kỳ bổ ích này. Với trẻ lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, chiếm nhiều thời gian đối với trẻ. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được rèn luyện phát triển cơ thể, nhận biết về thế giới xung quanh, óc phán đoán, suy luận, khả năng quan sát nhanh nhạy, phát triển trí tuệ…Khi chơi trò chơi, trẻ thấy mình đang được vui chơi nên rất hào hứng và sôi nổi nhưng thực chất trẻ đang lĩnh hội được những kiến thức mà cô giáo mầm non cung cấp cho trẻ một cách tích cực và nhanh nhất.
Một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả mà chúng ta có sẵn đó là trò chơi dân gian sáng tạo cho trẻ mầm non đang được các cô giáo trong toàn trường tích cực tổ chức cho trẻ. Đây chính là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ. Qua đó, trẻ được phát triển tâm lý, thể lực, trí tuệ và nhân cách trong tương lai. Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non đặc thù là dụng cụ có thể tự làm, vật dụng dễ kiếm, không tốn kém, chơi được ở mọi lúc, mọi nơi. Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non như: Ô ăn quan, bịt mắt bắt dê… Cho đến các trò chơi kết hợp với hát đồng dao như: Nu na nu nống, thả đỉa ba ba, … Hiểu được tầm quan trọng của trò chơi dân giân đối với sự phát triển của trẻ, hàng ngày thông qua hoạt động chơi ngoài trời trò chơi dân gian chi chi chành chành và kéo cửa lừa xẻ được cô giáo lớp nhà trẻ 24-36 tháng lớp nhà trẻ Trống dình thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi trong ngày.
Ngoài việc tạo ra sân chơi bổ ích cho trẻ. Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non còn giúp các bé rèn luyện các kỹ năng trong cuộc sống, rèn luyện thể chất, tạo sự hòa đồng, thân thiện, đoàn kết… Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp trẻ hào hứng để học tập, tiếp thu kiến thức tốt hơn.