Mầm Non Hoa Ban

https://mnhoaban.pgddienbiendong.edu.vn


Hoạt động âm nhạc cho trẻ 24 36 tháng tuổi tại nhóm trẻ Tìa Mùng trường mầm non Hoa Ban

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó hết sức mật thiết với con người.Với sức hấp dẫn đặc biệt riêng của mình, âm nhạc có tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của con người. Đối với trẻ thơ âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần của bé. Ngay từ khi lọt lòng mẹ cất tiếng khóc chào đời, bé đã được sống trong những lời ru ngọt ngào, yêu thương của mẹ, của bà
Hoạt động âm nhạc cho trẻ 24 36 tháng tuổi tại nhóm trẻ Tìa Mùng trường mầm non Hoa Ban
           Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó hết sức mật thiết với con người.Với sức hấp dẫn đặc biệt riêng của mình, âm nhạc có tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của con người. Đối với trẻ thơ âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần của bé. Ngay từ khi lọt lòng mẹ cất tiếng khóc chào đời, bé đã được sống trong những lời ru ngọt ngào, yêu thương của mẹ, của bà. Có thể nói âm nhạc có mặt trong đời sống hàng ngày của trẻ. Do đó, cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc chu đáo sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Âm nhạc là một phương tiện hiệu quả nhất để góp phần phát triển năng lực thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, và thể chất, tạo cơ sở hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho trẻ.
          Giáo dục âm nhạc rất quan trọng với trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng vì ở lứa tuổi này trẻ còn chưa nói sõi bắt trước theo cô giáo và làm theo cảm tính của trẻ khi thích qua nhạc trẻ được thể hiện mình không bị gò bó có thể nhún nhảy theo ý thích của mình, qua đó âm nhạc trong trường mầm non còn giáo dục cho trẻ lòng yêu quê hương - đất nước , giúp trẻ biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát, múa, biểu diễn văn nghệ, trò chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ nhà trẻ  giáo dục âm nhạc đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản. Trong trường mầm non ca hát là 1 hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động khác nhau của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp với nội dung… Mặt khác kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, về âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cách phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông, phát âm còn ngọng vì là dân tộc thiểu số và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động do trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. Trẻ còn rụt rè nhút nhát chưa tự tin thực hiện bài hát. Vì vậy cô đã thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ cho trẻ vào cuối chủ đề tại lớp học nhằm tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin thể hiện cảm xúc của mình khi hát.
                      Dưới đây là một số tiết mục văn nghệ của trẻ 24 - 36 tháng điểm bản Tìa Mùng
 
z3410966886325 6f4c9b2ae71c0bfbfe11fb75eb3471d8

 
z3410481250738 472525219b4a5c1fe6fe56eeb723a58a
 
z3410481077198 e14ca902504c81928df3fe3147aff7f2
 

Tác giả bài viết: Trường mầm non Hoa Ban

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây