CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐƯA TRẺ ĐẾN TRƯỜNG Ở HUỔI TỐNG B - XÃ HÁNG LÌA - ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
- Chủ nhật - 18/12/2022 08:26
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Năm học 2022-2023 đã thực hiện được gần hết học kì I nhưng công tác vận động đưa trẻ đến trường vẫn được các cô giáo của điểm bản Huổi Tống B- trường mầm non Hoa Ban - xã Háng Lìa, huyện Điện Biên Đông tiến hành. Dù hiện nay, số lượng trẻ đến trường mầm non ở Huổi Tống B tương đối đông so với mặt bằng dân số ở các bản nhưng vẫn còn những gia đình chưa cho con em mình đi học. Vì vậy, đây vẫn là công việc thường xuyên của các cô giáo mầm non ở các điểm bản vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa của huyện Điện Biên Đông.
Năm học 2022-2023 đã thực hiện được gần hết học kì I nhưng công tác vận động đưa trẻ đến trường vẫn được các cô giáo của điểm bản Huổi Tống B- trường mầm non Hoa Ban - xã Háng Lìa, huyện Điện Biên Đông tiến hành. Dù hiện nay, số lượng trẻ đến trường mầm non ở Huổi Tống B tương đối đông so với mặt bằng dân số ở các bản nhưng vẫn còn những gia đình chưa cho con em mình đi học. Vì vậy, đây vẫn là công việc thường xuyên của các cô giáo mầm non ở các điểm bản vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa của huyện Điện Biên Đông.
Huổi Tống B - xã Háng Lìa chủ yếu là bản người Mông. Điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất nhiều thiếu thốn như đường xá, công trình điện, nước sinh hoạt chưa đáp ứng được cho nhu cầu cuộc sống của người dân. Nhưng các bậc cha mẹ cũng đã nhận thức được việc cho con đến trường mầm non và nhiều gia đình đã cho con đi học đều. Việc quan tâm, chăm lo cho con em mình cũng đã dần thay đổi được tập quán của người dân nơi đây. Các bậc cha mẹ của trẻ ở Huổi Tống B đã biết chăm sóc con em mình về vệ sinh, ăn uống, mặc và các hoạt động vận động của trẻ. Họ cũng đã biết giữ vệ sinh công cộng, thay đổi thói quen dạy sớm đưa con đi học, quan sát bữa ăn hằng ngày cho các con em mình...Việc để trẻ ở nhà đối với một vài gia đình dẫn đến những thiệt thòi cho các cháu. Việc ăn, mặc. chơi và phát triển thể chất của trẻ không được quan tâm và không khoa họclàm cho trẻ kém hơn so với các bạn ra lớp và đi học đều. Việc làm cho các cha mẹ trẻ ở Huổi Tống B càng ngày càng ý thức được về việc cho trẻ đến trường trở thành một ý thức hệ mang tính đại trà là điều rất cần thiết.
Tranh thủ sau những giờ tan học, cô giáo trường mầm non Huổi Tống B lại đến các gia đình có con em đến tuổi đi mẫu giáo để vận động cha mẹ cho các cháu đi học. Khi đến các gia đình này cần phải có sự hỗ trợ của trưởng bản để các cha mẹ tập trung lắng nghe. Đối với người giáo viên mầm non thì kĩ năng giao tiếp với người dân để vận động được họ là điều rất cần thiết. Những nội dung trao đổi cần ngắn gọn, đơn giản để họ dễ hiểu. Đó là các nội dung về đọ tuổi, lợi ich của việc cho trẻ đi học: có bạn bè, biết được nhiều điều, biết hát múa, biết kể chuyện, biết nói tiếng phổ thông sớm và rõ. Sau này đi học sẽ hiểu bài tốt hơn. Cho con đi học cha mẹ làm được nhiều việc hơn. Chúng ta nên nói những điều đơn giản về lợi ích khi cho trẻ đi học ở trường mầm non. Một điểm nữa cần có ở người giáo viên mầm non điểm bản, đó là cần học nói tiếng địa phương, tiếng dân tộc mà ở Huổi Tống B - xã Háng Lìa chủ yếu là tiếng Mông. Cùng với sự trợ giúp của trưởng bản để nói cho họ biết và thông hiểu dễ dàng. Thậm chí là người dân họ rất cảm kích khi thấy cô giáo nói được tiếng của họ, dù không nói được nhiều. Trong cuộc sống hằng ngày, sự quý mến của dân bản đối với cô giáo mầm non Huổi Tống B cũng là một yếu tố để khi đi vận động cho trẻ đến trường mầm non thêm hiệu quả. Như vậy, đợt vận động này Huổi Tống được thêm một gia đình đồng ý sẽ cho trẻ đến lớp học. Đó là một kết quả đáng quý.
Thực tế cho thấy, vấn đề vận động đưa trẻ đến trường không chỉ xảy ra với các trẻ lần đầu đến trường mà còn phải vận động các cha mẹ đã đưa trẻ đi học nhưng lại cho các cháu ở nhà. Việc học gián đoạn khiến các cháu và gia đình lệch khỏi quỹ đạo giáo dục trẻ và quyền được đi học của trẻ. Chính vì vậy, các cô giáo điểm bản Huổi Tống xác định công tác vận động đưa trẻ đến trường và vận động đưa trẻ đi học đều vẫn là nhiệm vụ thường xuyên của mình. Thay đổi được nếp nghĩ và tính kỉ luật của người dân là cha mẹ của trẻ em vùng Huổi Tống rất quan trọng để cho công tác giáo dục và sự phát triển chung của vùng cao nơi đây ngày càng phát triển hơn.