GIÁO DỤC KĨ NĂNG CHO TRẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT Ở LỚP NHÀ TRẺ - ĐIỂM BẢN HUỔI TỐNG B

Chủ nhật - 15/01/2023 08:01
Đối với lứa tuổi nhà trẻ, việc cho trẻ làm quen với đồ vật là một hoạt động giúp cho trẻ phát triển về khả năng khéo léo của đôi bàn tay, đôi chân và tư duy tưởng tượng của trẻ. Hoạt động với đồ vật đối với trẻ là một sự trải nghiệm, sáng tạo và gây thích thú đối với trẻ. Từ đó phát triển về cả thể chất và tinh thần cho trẻ ngay từ những năm đầu đời. Đồ vật cho trẻ tiếp xúc là những mô phỏng của cuộc sống đa dạng về chủng loại, màu sắc, hình khối và chất liệu. Các nhà sản xuất đồ chơi mầm non cho trẻ đã tạo ra được rất nhiều loại đẹp mắt, tiện dụng cho ngành giáo dục và phục vụ nhu cầu chung cho trẻ em
GIÁO DỤC KĨ NĂNG CHO TRẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT Ở LỚP NHÀ TRẺ - ĐIỂM BẢN HUỔI TỐNG B

          Đối với lứa tuổi nhà trẻ, việc cho trẻ làm quen với đồ vật là một hoạt động giúp cho trẻ phát triển về khả năng khéo léo của đôi bàn tay, đôi chân và tư duy tưởng tượng của trẻ. Hoạt động với đồ vật đối với trẻ là một sự trải nghiệm, sáng tạo và gây thích thú đối với trẻ. Từ đó phát triển về cả thể chất và tinh thần cho trẻ ngay từ những năm đầu đời. Đồ vật cho trẻ tiếp xúc là những mô phỏng của cuộc sống đa dạng về chủng loại, màu sắc, hình khối và chất liệu. Các nhà sản xuất đồ chơi mầm non cho trẻ đã tạo ra được rất nhiều loại đẹp mắt, tiện dụng cho ngành giáo dục và phục vụ nhu cầu chung cho trẻ em. Tuy nhiên, những vùng cao, vùng sâu, vùng xa như ở Huổi Tống nói riêng và các trường mầm non của huyện Điện Biên Đông nói chung chưa có đủ những loại đồ chơi có sẵn này. Vì vậy, các cô giáo mầm non đã sáng tạo thêm những đồ vật cho trẻ làm quen từ những phương tiện, chất liệu thông thường, có sẵn. Điều đó đòi hỏi sự chăm chỉ, tỉ mĩ, kiên nhẫn và thể hiện được sự sáng tạo, yêu nghề, yêu trẻ của các cô giáo mầm non. Hiệu quả giáo dục trẻ thông qua hoạt động với đồ vật sáng tạo này cũng rất cao.
1

          Đối với trẻ trong độ tuổi 24 -36 tháng là lứa tuổi đang rất thích học nói, thích màu sắc, hình khối và đang rất muốn khám phá môi trường xung quanh. Phải nói rằng, trẻ ở giai đoạn này rất thích các loại đồ vật và thích được cầm nắm, sắp xếp chúng. Đồng thời, trí tưởng tượng và sáng tạo khi hoạt động với đồ vật cũng đã bắt đầu phát triển. Thông qua hoạt động với đồ vật sẽ phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đối với các vật dụng để tạo nên các loại đồ vật rất đa dạng như gỗ, giấy, len, chỉ, xốp màu, chai nhựa.... Đó là các nguyên liệu để tạo nên các con vật, các khối hình học, đồ dùng gia đình, dụng cụ lao động... Sự say mê tạo nên các đồ vật theo các chủ để cho việc dạy trẻ đối với các cô giáo đã làm cho phương tiện dạy học thêm phong phú, đảm bảo được yêu cầu của công tác nuôi dạy trẻ mầm non ở các điểm bản vùng cao như điểm bản Huổi Tống B, xã Háng Lìa, huyện Điện Biên Đông. Khi chuẩn bị đồ dùng dạy học hoặc thiết kế thêm đồ chơi cho trẻ, cần phải đảm bảo được về chất liệu và tính an toàn cho trẻ là yếu tố đầu tiên. Tránh độc hại, bẩn khi trẻ tiếp xúc như các loại hạt nhỏ li ti, chất hóa học, chất bảo quản.... có hại cho sức khỏe của trẻ. Tránh sử dụng các loại sắc nhọn như sử dụng lon bia, vỏ hộp sữa... Trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi cần chú ý tránh cho trẻ cho đồ chơi vào mồm hoặc cho tay vào mồm... Có thể ở các gia đình có con em đi nhà trẻ, mẫu giáo cũng mua sắm vài thứ đồ chơi cho trẻ thì cô giáo nên tham vấn cho họ những lưu ý trên để bảo vệ trẻ được an toàn khỏe mạnh.
h3

          Trẻ rèn được sự khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ thông qua các hoạt động xâu vòng, hột hạt, xếp hình... Trí tưởng tượng của trẻ phát triển thông qua việc xếp các hình khối thành ngôi nhà, thành vườn cây. Tô màu cho tranh rỗng cho thấy sự cảm thụ về đường nét và màu sắc hoặc trẻ tập cắm hoa để rèn phẩm chất yêu thiên nhiên. Rèn luyện sự khéo léo và trí tưởng tượng thông qua việc cắt, xé dán giấy màu... Thể hiện được tình cảm và tình yêu đối với người thân, bạn bè như việc xâu vòng tặng cô, tặng mẹ, dán hoa tặng cô. Thông qua các đồ vật, trẻ phát triển các năng lực về hoạt động thể chất, hoạt động ngôn ngữ, kĩ năng vận động, tình cảm, cảm xúc và thẩm mĩ một cách có định hướng. Đây cũng là một yếu tố để các giáo viên mầm non cho các bậc cha mẹ của trẻ thấy được lợi ích, ý nghĩa của việc cho con em mình đến trường mầm non chủ động hơn, tích cực hơn ngay từ những ngày tháng đầu đời của trẻ. 
hh4

         
hh1

 
 

Tác giả bài viết: mầm non Hoa Ban

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính